Trong thiết kế tủ bếp trong gia đình có rất nhiều điều nên tránh bỏ, trong đó có các vấn đề cần lưu ý và quan tâm là:
Đầu tiên đó là nguyên tắc là Hỏa kỵ với Thủy nên tủ bếp nấu không được đặt quá gần với khu chứa nước hoặc nhà tắm nhà vệ sinh. Do đó, độc giả có thể thiết kế một bàn rộng ngăn cách giữa tủ bếp nấu và bồn rửa, hoặc tách bồn rửa hay tủ bếp nấu ra hai chỗ riêng biệt.
Điều Thứ hai nên biết, cửa tủ bếp cần tránh hướng vào cửa khu vệ sinh hay nhà tắm bởi vì nơi đây vốn là nơi nhiều uế khí.
Điều thứ Thứ ba, đối với thiết kế chung của toàn bộ ngôi nhà, cần chú ý tránh mở cửa chính ra là nhìn ngay thấy cửa tủ bếp. Việc này theo phong thủy xưa sẽ khiến cho tài phú của gia đình ngày càng hao tổn.
Trường hợp bất không thể thay đổi,bạn có thể dùng bình phong hay mành rèm để ngăn trước tủ bếp với cửa ra vào, làm giảm luồng khí vận động từ cửa hướng vào tủ bếp.
Điều Thứ tư, không nên để khí thải từ bếp nấu trên tủ bếp lan truyền sang các phòng khác trong nhà. Nếu tủ bếp nằm ở đầu hướng gió thì nên bố trí vách ngăn, hoặc bình phong để làm chuyển hướng luồng khí thổi từ tủ bếp đến những nơi khác trong căn nhà.
Bởi khí thải từ bếp nấu đặt trên tủ bếp luôn mang theo những nguy cơ tiềm ẩn, bất lợi đối với sức khỏe mỗi người trong gia đình. Một ngôi nhà cần phải được đảm bảo thông thoáng, luôn có khí tươi luân chuyển trong nhà.
Mẹo lựa chọn tủ bếp thích hợp cho mọi trường hợp:
– Tùy chiều cao của trần nhà phòng bếp mà bạn lựa chọn loại tủ bếp cao hay thấp.
– Chọn loại có module có thể ráp ngắn, dài để linh động điều chỉnh khi lắp ráp phù hợp với nhiều kiểu nhà bếp thông dụng
– Xác định vị trí để tủ bếp, kệ trước khi đi mua để chọn loại hình chữ L, chữ U hay dọc tường
– Chọn màu sắc tủ bếp phù hợp màu tường nhà bếp, thông thường có 2 cách chọn phù hợp nhất: màu tương phản hoặc màu cùng tông màu với nhau
– Tùy khí hậu từng địa phương mà chọn chất liệu tủ, kệ tủ bếp cho thích hợp Nếu khí hậu rất nóng hoặc rất ẩm ướt thì không nên dùng chất liệu gỗ ván ép nhân tạo vì dễ bị cong hay bị mối mọt