0981.599.399

Chú ý các điều cơ bản khi thiết kế nội thất phòng bếp!

Các điều cơ bản mà bạn cần chú ý khi thiết kế nội thất phòng bếp.

Phòng bếp là khu vực tốn kém và phức tạp nhất khi bạn thiết kế, cải tạo hoặc xây dựng mới. Một loạt các thiết bị nhà bếp, tủ bếp và không gian làm việc cần phải có được vị trí hợp lý, với nhu cầu cụ thể cho từng không gian riêng, sự ổn định, thuận tiện và đáp ứng đầy đủ chức năng.

Cân bằng những nhu cầu này một cách hợp lý là cả một nghệ thuật, nhưng trong tay của một nhà thiết kế nội thất có kinh nghiệm thì bất kỳ không gian nào cũng có thể trở thành một phòng bếp tuyệt vời.

Chú ý các điều cơ bản khi thiết kế nội thất phòng bếp!

1. Điều gì khiến một phòng bếp trở lên tuyệt vời?

Một phòng bếp tuyệt vời sẽ phải đáp ứng cả hai yêu cầu là về chức năng và thẩm mỹ. Nó sẽ đặt ra vấn đề là: làm sao để có thể làm việc dễ dàng và hiệu quả nhất có thể, thiết kế có đảm bảo an toàn hay không, và các vật liệu hoàn thiện có thích hợp về tính chất và thẩm mỹ hay không: sàn nhà, tường, trần, tủ bếp, ghế ngồi,…

Xét theo một cách đơn giản thì một phòng bếp có thiết kế tốt nghĩa là khi bạn cảm thấy thích làm việc trong đó và hài lòng bạn về mặt thẩm mỹ.

Chú ý các điều cơ bản khi thiết kế nội thất phòng bếp!

2. Phòng bếp như một trung tâm giao tiếp trong nhà

Ngay cả khi không phải là dịp đặc biệt nào đó thì mọi người cũng vẫn luôn có xu hướng di chuyển hoàn toàn tự nhiên về phía phòng bếp. Bất kỳ phòng bếp tuyệt vời nào cũng phải có đủ không gian cho một số người tụ tập lại và giao tiếp trong đó. Nhà bếp nhỏ gọn sẽ tốt nhất khi chúng có không gian mở với một phòng sinh hoạt chung của gia đình, nơi gia đình và bạn bè có thể hòa nhập mà không bị cảm giác cô lập trong khi nấu ăn. Ngay cả những phòng bếp cổ điển có diện tích lớn cũng cần có một nhà bếp có một khu vực nhỏ như một đảo bếp hoặc quầy bar để mọi người có thể giao tiếp trong khi nấu ăn.

Chú ý các điều cơ bản khi thiết kế nội thất phòng bếp!

3. Tam giác làm việc trong phòng bếp là gì?

Nguyên tắc vàng khi nói đến thiết kế phòng bếp là luôn để tam giác làm việc phòng bếp trong tâm trí của bạn. Các hoạt động thông thường trong phòng bếp thường lặp đi lặp lại, và liên quan rất nhiều giữa hai hoặc ba của các thiết bị được sử dụng phổ biến nhất của phòng bếp: bếp nấu, bồn rửa, tủ lạnh.

Vẽ các đường thẳng kết nối giữa ba yếu tố này trong bất kỳ nhà bếp nào để tạo ra được một thứ gọi là tam giác làm việc trong phòng bếp. Trong một phòng bếp lý tưởng, bạn cần được phép di chuyển hoàn toàn thoải mái giữa ba vị trí quan trọng của phòng bếp.

Chú ý các điều cơ bản khi thiết kế nội thất phòng bếp!

4. Tam giác làm việc nên có độ lớn bao nhiêu?

Theo quy tắc “ngón tay cái”, khi nói đến số đo tam giác làm việc trong phòng bếp là tổng của các cạnh trong tam giác này cần có chiều dài ít nhất là 3,6m, nhưng không được lớn hơn 8m. Mỗi cạnh của tam giác cần có chiều dài tối thiểu là 1,2m, nhưng không được lớn hơn 2,7m.

Cũng giống như những thứ khác, các quy tắc đều có tính linh hoạt và một số nhà thiết kế có thể có nhiều cách khác nhau cho tam giác làm việc của một phòng bếp bất kỳ.

5. Thiết kế nội thất phòng bếp có tính an toàn

Để có thể làm việc an toàn, một phòng bếp phải phù hợp với các nguyên tắc thiết kế cơ bản, cũng như các quy định cơ bản trong xây dựng. Nó phải là phòng có tất cả các đồ dùng cần thiết và có đầy đủ các khu vực làm việc hợp lý cho phép sử dụng an toàn các đồ dùng và thiết bị. Ngoài ra, để đáp ứng được nhu cầu của các gia đình khác nhau, kích thước tối thiểu theo quy định cũng phải được đáp ứng.

Đảm bảo rằng không có bất kỳ vật cản nào trong tam giác làm việc của phòng bếp là một trong những điểm chính khi bạn nghiên cứu tới sự an toàn. Các khía cạnh thiết kế quan trọng khác bao gồm:

  • Không mở cửa sổ gần bếp nấu.
  • Không treo màn cửa gần bếp nấu.
  • Lắp đặt máy hút mùi.
  • Có đủ ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí tốt.
  • Có nơi cất dao, kéo an toàn.
  • Có đèn chiếu sáng ở bất cứ nơi nào mà có thể làm việc ở đó.
  • Thiết kế không gian nơi băng ghế ngồi chơi có thể đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của bạn.
  • Thiết kế không gian lưu trữ đầy đủ và dễ sử dụng.
  • Lắp đặt đầy đủ các thiết bị cần thiết.
  • Có đầy đủ ổ cắm điện tiện sử dụng.
  • Vị trí các ổ cắm điện cách xa đường nước và bồn rửa, bình gas.

Nếu có thể, xác định vị trí nhà bếp để có thể dễ dàng trông chừng bọn trẻ trong khi nấu nướng, một thiết kế phòng bếp mở sẽ dễ dàng đạt được điều này. Hoặc hãy suy nghĩ đến việc bạn có thể trông chừng chúng thông qua cửa sổ hoặc cửa ra vào

Xem xét đến việc đặt một chiếc cửa sổ ở phía trước của khu vực bồn rửa để rửa bát đĩa cùng với một chút thư giãn. Nếu nhìn qua cửa sổ của bạn chỉ là một bức tường trống trải, thì thay vì đó, hãy suy nghĩ đến việc tạo một tiểu cảnh nhỏ ở đó.

Nếu phòng bếp mở trực tiếp ra ngoài trời thì hãy xem xét đến việc bảo vệ không gian lưu trữ nếu trời mưa.

6. Hãy thuê một nhà thiết kế nội thất phòng bếp giỏi

Phòng bếp dường như chỉ là một phần nhỏ trong ngôi nhà của bạn, nhưng nó lại là một nơi mà bạn dành để tiêu tốn khá nhiều thời gian làm việc, và có khả năng nó sẽ được lấp đầy với dao kéo, đồ sành sứ, nguyên liệu, thiết bị và phụ kiện. Có rất nhiều thứ để xem xét khi thiết kế một phòng bếp và các lỗi đơn giản thường gặp trong thiết kế có thể dễ dàng biến một phòng bếp trở lên không hấp dẫn và kéo theo một sự thất vọng khi nấu nướng hoặc tệ hơn là một mối nguy hiểm của sự thiếu an toàn.

Thuê một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp có thể tăng thêm chi phí của bạn, nhưng nó sẽ đảm bảo bạn có được một phòng bếp hàng đầu và có thể giúp bạn tiết kiệm các chi phí tăng thêm cho việc sửa chữa hay sự bất tiện mang lại.

Những phong cách thiết kế bếp hiện đại sang trọng bạn nên biết

Trước đây, người ta xem chuyện bếp núc chỉ đóng khung ở góc khuất, góc phụ trong ngôi nhà. Nhưng hiện nay, những phong cách thiết kế bếp mở, bếp không vách, liền quầy bar, bếp thông minh,…đang dần chiếm ưu thế.

Những phong cách thiết kế bếp hiện đại sang trọng bạn nên biết

Dưới đây là một vài phong cách thiết kế bếp đẹp tiêu biểu sẽ mang đến cho ngôi nhà một không gian hiện đại, sang trọng và thể hiện cá tính của KITPRO để bạn tham khảo:

Những phong cách thiết kế bếp hiện đại sang trọng bạn nên biết

Những phong cách thiết kế bếp hiện đại sang trọng bạn nên biết

Những phong cách thiết kế bếp hiện đại sang trọng bạn nên biết

Thiết kế không gian bếp ấm cúng sang trọng cho căn hộ chung cư

Thiết kế không gian bếp với mức thu nhập trung bình, chung cư nhỏ,. vừa thế nào cho phù hợp đang là câu hỏi hóc búa đối với nhiều hộ gia đình. Ngoài những chú ý trong thiết kế phòng khách, phòng ngủ, thiết kế nội thất phòng bếp chung cư cũng cần chú ý một số nguyên tắc để phù hợp với không gian không mấy rộng rãi của cả căn hộ. Bài viết này sẽ đưa ra một số tips hay giúp các gia đình tạo được một không gian phòng bếp chung cư đẹp ưng ý.

1. Không gian mở ấm cúng trong thiết kế không gian bếp chung cư

Các chung cư hiện nay thường được xây dựng với diện tích khoảng từ vài chục đến vài trăm m2, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mà các gia đình. Tuy nhiên, quỹ diện tích thiết kế nội thất phòng bếp chung cư thường chỉ dao động trong khoảng từ 10-15% tổng diện tích toàn bộ căn hộ. Vì vậy để có một không gian bếp thoải mái và không bị eo hẹp, lời khuyên cho bạn là nên thiết kế không gian bếp mở. Bạn có thể tận dụng gộp chung phòng bếp và phòng ăn hoặc phòng bếp và phòng khách… thành một không gian chung, không tách biệt.

Thiết kế không gian bếp ấm cúng sang trọng cho căn hộ chung cư

2. Phòng bếp và phòng khách không có vách ngăn

Điều này giúp căn hộ trông rộng rãi, thông thoáng hơn và tạo được sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình

Tuy nhiên, với những gia chủ không hài lòng ở cách thiết kế bếp cho nhà chung cư này thì có thể dùng một vách ngăn mỏng tách thành 2 không gian riêng. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét đến việc sử dụng tủ bếp, tủ ly, sưu tầm các loại đá phong thủy, trưng bày các loại rượu Tây, vừa có tác dụng ngăn tách không gian, vừa giúp căn phòng trông nghệ thuật và đẹp mắt hơn. Bạn hoàn toàn có thể mời các vị khách của mình ngồi nhấm nháp một ít rượu vang, xem tivi, nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng nhau trong khi chờ bữa tối.

Thiết kế không gian bếp ấm cúng sang trọng cho căn hộ chung cư

Cách thiết kế phòng bếp chung cư đẹp này vừa có tác dụng làm bếp rộng rãi, thoáng mát hơn lại còn nâng cao tính thẩm mỹ, thể hiện được cá tính của chủ nhà. Mặt khác, khu bếp sẽ tạo được cảm giác ấm cúng cho mọi người trong gia đình và có dịp gần gũi nhau hơn.

3. Bố trí ánh sáng đầy đủ trong thiết kế không gian bếp chung cư

Thông thường, bạn nên thiết kế phòng bếp chung cư kết hợp ngay cạnh cửa sổ hoặc ban công để có thể tận dụng được ánh sáng của căn nhà. Ánh sáng đầy đủ sẽ đảm bảo không gian bếp luôn khô ráo và thoáng mát. Xu hướng thiết kế bếp hiện nay thường là bếp chạy chữ L ngay tại góc cửa nối ra ban công và khoảng không trước mặt bếp nối thẳng tới phòng khách để lấy được toàn bộ nguồn sáng, nguồn không khí. Điều này sẽ rất thuận lợi cho các gia đình trong việc sinh hoạt hằng ngày mà không phải sử dụng quá nhiều bóng đèn điện hay quạt gió.

Thiết kế không gian bếp ấm cúng sang trọng cho căn hộ chung cư

Bạn cũng có thể thiết kế thêm một bể cá nho nhỏ để trang trí phòng bếp chung cư thêm sinh động hơn, đồng thời khuếch trương được ánh sáng vào phòng.

4. Hệ thống thoát khí, khử mùi cho phòng bếp chung cư

Khi thiết kế phòng bếp chung cư, bạn cần đặc biệt chú ý đến hệ thống thoát khí, khử mùi thức ăn, đặc biệt là đối với những không gian mở hoặc không gian đón hướng ánh sáng, hướng gió trong nhà. Mùi thức ăn và âm thanh lạch cạch trong bếp hẳn không mấy dễ chịu khi lan sang phòng khách hoặc phòng ngủ, phòng phơi quần áo. Do đó, trước khi tiến hành lắp đặt phòng bếp chung cư, hãy đảm bảo trong bản vẽ thiết kế chắc chắn có danh sách các thiết bị thiết yếu như máy hút mùi, quạt gió, mặt bếp và tường bếp nên được lát đá tối màu, chống bám dính, dễ lau chùi; sử dụng đá lát kệ rửa bát giảm âm, chống nứt vỡ…

Thiết kế không gian bếp ấm cúng sang trọng cho căn hộ chung cư

Thiết kế theo cách như vậy sẽ giúp chủ nhà giảm thiểu được tối đa tiếng ồn và giúp căn nhà luôn thơm tho, sạch sẽ, thoáng khí, tránh gây ảnh hưởng đến từng không gian riêng của từng cá nhân trong gia đình. Bạn sẽ có thể thoải mái ngồi đọc sách, nghe nhạc hay xem phim mà không bị hoạt động của căn bếp gây cho mình cảm giác phiền phức.

5. Thiết kế không gian bếp gọn, bắt mắt hơn nhờ lựa chọn nội thất một cách tinh tế

Hầu hết các bà nội trợ thường thích mang về nhiều nhất có thể những gì đẹp đẽ cho căn bếp của mình. Nhưng lời khuyên tốt nhất dành cho chị em là hãy hạn chế tối đa các đồ dùng bếp, chỉ bày biện những đồ thường xuyên sử dụng nhất. Bạn chỉ nên trang bị cho căn bếp của mình những phụ kiện tủ bếp thật sự thiết yếu.

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư bao gồm một bếp, một lò vi sóng, một tủ lạnh, một máy lọc nước, hai bồn rửa, một tủ bếp… cơ bản sẽ khá đầy đủ. Bạn nên tính toán kỹ để lắp đặt các đồ dùng trên cố định vị trí ngay từ đầu thật hợp lý, tận dụng tối đa không gian trong phòng. Còn những thứ vật dụng nhỏ khác như bát đũa, cốc chén, nồi niêu, xoong chảo, dao thớt… thì nên cất gọn gàng vào khay hoặc kệ đã gắn sẵn sau khi sử dụng. Phòng bếp của gia đình bạn trông sẽ thật ngăn nắp và giúp chủ nhà dễ dọn dẹp, dễ nhớ hơn vị trí các đồ dùng ngay khi cần đến chúng. Hơn nữa, khoảng không để di chuyển và đi lại trong phòng hay từ phòng này ra phòng khác, ra ban công tưới cây hoặc phơi quần áo… cũng thoải mái và tiện nghi hơn rất nhiều.

Trên đây là những mẹo gợi ý nho nhỏ thiết kế nội thất phòng bếp chung cư đẹp, tiện nghi cho gia đình trẻ, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng thiết kế nội thất chung cư đẹp, từ đó giúp thắp lửa hạnh phúc cho tổ ấm của chính mình.

Tại sao phong cách thiết kế phòng bếp tân cổ điển được ưa chuộng?

Một căn bếp tuyệt vời không phải ở diện tích rộng hay hẹp mà ở chính thiết kế của nó. Phòng bếp tân cổ điển đang rất được nhiều gia chủ ưa chuộng và lựa chọn làm phong cách thiết kế cho ngôi nhà của mình. Vậy tại sao phong cách thiết kế phòng bếp tân cổ điển được ưa chuộng đến vậy?

Phong cách thiết kế nội thất phòng bếp tân cổ điển sang trọng

Khu bếp cũng cần đồng bộ nội thất hài hòa với cả căn nhà sao hài hòa và ấn tượng nhất. Vậy nên hiển nhiên đối tượng mà phong cách bố trí theo kiểu tân cổ điển này là những căn hộ có thiết kế sang trọng.

Nội thất nhà bếp phong cách tân cổ điển có đặc điểm ưu việt, vừa thể hiện được tính đơn giản, tiện nghi của phong cách cổ điển lại mang trong mình thế mạnh sự sang trọng phong cách quý tộc. Căn bếp tân cổ điển luôn có một vẻ đẹp lãng mạn và sang trọng. Không chỉ được thiết kế bởi công năng tiện ích, chi tiết tinh tế mà luôn phải biết cách bài trí không gian giữa các món đồ nội thất sao cho đảm bảo được sự hài hòa tạo một tổng thể không gian bếp đẹp khác biệt.

Ngoài những chi tiết trang trí tủ bếp cầu kỳ, tỉ mỉ của phong cách tân cổ điển thì các kiến trúc sư vẫn đặc biệt chú ý đến yếu tố tiện nghi của các vật dụng trong nhà bếp. Những nội thất phòng bếp được sử dụng đều có chất lượng cao cấp, tủ bếp inox chống han gỉ, chống oxi hóa siêu bền và có tính thẩm mỹ cao. Kính tủ được là bằng chất liệu acrylic có khả năng chống xước cao, chịu lực tốt. Độ bóng của kinh ở mức vừa phải giúp tăng chiều sâu và cảm giác rộng rãi cho không gian bếp. Tủ bếp inox có ưu điểm là dễ thi công, màu sắc và hoa văn phong phú, đa dạng cho khách hàng lựa chọn.

Tại sao phong cách thiết kế phòng bếp tân cổ điển được ưa chuộng?

Phòng bếp của bạn hẳn sẽ gây ấn tượng cho nhiều vị khách bởi thiết kế bếp sang chảnh và đường nét hiện đại của tủ bếp. Tiện nghi của căn bếp được sắp đặt thông minh, tạo sự thuận tiện cho người nội trợ;. đi kèm sự sáng tạo, tính thẩm mỹ cao, độ bền tối ưu với thời gian. Với việc sử dụng nội thất nhà đẹp, những chất liệu có độ bền cao, phụ kiện chính hãng luôn đảm bảo các công năng sử dụng hoàn hảo với thời gian sử dụng tối đa.

6 lỗi trang trí nội thất khiến căn bếp nhà bạn mất điểm

Hơi ấm của gia đình bắt đầu từ việc giữ lửa đến từ những căn bếp luôn ấm lửa với những bữa cơm đầm ấm, ngon miệng. Bởi vậy, cũng không phải là nói quá khi nói bếp chính là trái tim, ngọn lửa của 1 căn nhà. Phòng bếp cũng là nơi được nhiều nhà thiết kế gửi gắm sự sáng tạo của mình để tạo ra 1 không gian vừa đẹp, vừa tối ưu công năng sử dụng để mỗi người nội trợ luôn cảm thấy vui vẻ khi ở trong bếp với tủ bếp gỗ đẹp.

Tuy vậy, thiết kế bếp không phải là 1 nhiệm vụ dễ dàng do khối lượng đồ đạc và thiết bị lớn cùng với những yêu cầu đặc biệt từ mỗi chủ nhân. 6 lỗi thiết kế dưới đây là những sai lầm thường gặp khi thiết kế phòng bếp khiến không gian không phát huy được hết khả năng của mình. Hãy cùng xem bếp nhà bạn đang mắc phải những lỗi nào nhé!

1. Căn bếp có ánh sáng yếu

6 lỗi trang trí nội thất khiến căn bếp nhà bạn mất điểm

Ánh sáng là yếu tố then chốt trong mọi thiết kế bởi ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của chúng ta và quyết định không gian có đạt được hiệu ứng như mong đợi không. Hãy thiết kế bếp ở vị trí có nguồn sáng tự nhiên, nhất là chậu rửa và tủ bếp. Với những căn nhà ở đô thị lớn thường chỉ có 1 mặt thoáng thì hãy chú ý đến hệ thống chiếu sáng nhân tạo bằng đèn trần và đèn âm dưới tủ bếp gỗ tự nhiên.

2. Thiết kế phòng bếp với tone màu tối.

Một căn bếp với diện tích nhỏ kèm với trần nhà thấp, thì việc sử dụng tone màu tối sẽ khiến chúng ta có cảm giác không gian chật chội hơn.

6 lỗi trang trí nội thất khiến căn bếp nhà bạn mất điểm

Nên thay vì sử dụng tone màu tối cho phòng bếp, bạn nên lựa chọn các màu trung tính hoặc sáng để mang lại không gian sáng và rộng rãi hơn.

3. Không gian lưu trữ trong bếp bị lãng phí

Không gian lưu trữ trong bếp bị lãng phí

Một trong những lỗi phổ biến trong thiết kế bếp ở Việt Nam nữa là bỏ phí không gian lưu trữ hữu ích khiến căn bếp trở nên bừa bộn. Giải pháp cho vấn đề này là bạn có thể dùng những kệ tủ giúp tận dụng mọi không gian trong bếp, đảm bảo đồ vật nằm đúng nơi, đúng chỗ.

Bạn cũng có thể dùng tủ bếp gỗ tự nhiên, tủ treo, tủ cao, hay rổ kéo, kệ tủ trượt ra từ góc hay kệ tủ rượu âm để tối ưu hóa không gian lưu trữ trong bếp. Trong trường hợp phòng bếp quá chật chội, bạn hoàn toàn có thể khắc phục điều đó nhờ vào các ý tưởng thông minh như đặt thêm tủ bếp ở trên hay sử dụng bàn ăn có thể kéo ra, đẩy vào tiện dụng.

4. Phân chia không gian với các đồ nội thất nhà bếp cồng kềnh

Không gian lưu trữ trong bếp bị lãng phí

Trước đây, để ngăn chia phòng bếp với các không gian khác, người ta thường thiết kế các bức tường ngăn kiên cố, tuy nhiên ngày nay do các căn hộ có diện tích khá khiêm tốn nên các khu vực này đều được đặt cùng một không gian, và gia chủ sẽ dùng các món đồ nội thất để ngăn chia các không gian này.

Việc sử dụng các món đồ nội thất để ngăn chia là một ý tưởng rất tốt trong thiết kế nội thất, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sử dụng các đồ nôi thất quá cồng kềnh với không gian nhỏ thì sẽ là không hợp lý một chút nào. Vì chính những món đồ nội thất này sẽ là vật cản dòng chảy của ánh sáng cũng như quá trình thông gió vào các không gian trong ngôi nhà của bạn.

Giải pháp thông minh được gợi ý trong trường hợp này là sử dụng các kệ bếp hoặc sàn lát chất liệu khác để ngăn cách không gian.

5. Hệ thống thông gió, khử mùi kém

Nếu không có hệ thống thông gió, hút mùi, thức ăn sẽ từ bếp toả ra khắp nhà và bám rất lâu. Lúc này, những chiếc máy hút mùi hiện đại sẽ có tác dụng tuần hoàn không khí và thải mùi trong bếp ra khỏi nhà.

6. Chọn sai đảo bếp

Một đảo bếp được thiết kế thông minh sẽ giúp người nội trợ linh hoạt hơn khi nấu nướng. Để có được điều này, bạn cần chuyên gia tới đo đạc, tính toán kỹ lưỡng, từ đó tư vấn và đưa ra thiết kế đảo bếp phù hợp cho gian bếp.

Mệnh Thủy hợp màu gì? Phong thủy nội thất

MỆNH THỦY HỢP MÀU GÌ?

Màu sắc hợp mệnh là một trong những vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm đặc biệt là với những ai có tín ngưỡng phong thủy. Vậy người mệnh Thủy hợp màu gì, kỵ màu gì? Bài viết dưới đây sẽ lý giải những điều bí ẩn, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về đặc tính của mệnh này, quy luật âm dưỡng ngũ hành, tương sinh tương sắc từ đó hiểu rõ hơn khi chọn lựa màu sắc hợp với bản mệnh của mình.

Mệnh thủy hợp màu gì

1. Người mệnh Thủy sinh năm nào?

Dưới đây là năm sinh của những người mệnh này

– Bính Ngọ sinh năm 1966

– Đình Mùi sinh năm 1967

– Giáp Dần sinh năm 1974

– Ất Mão sinh năm 1975

– Nhâm Tuất sinh năm 1982

– Quý Hợi sinh năm 1983

– Bính Tý sinh năm 1996

– Đinh Sửu sinh năm 1997

– Giáp Thân sinh năm 2004

– Ất Dậu sinh năm 2005

2. Người Mệnh Thủy hợp màu gì và kỵ màu gì?

Mệnh Thủy hợp màu gì? Phong thủy nội thất

Màu sắc là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc cân bằng quy luật âm dương, ngũ hành. Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh sáng màu còn âm là sắc tối yên tĩnh hấp thụ màu. Nếu biết sử dụng màu sắc hợp với bản mệnh, nó sẽ có tác dụng tăng cường các yếu tố thuận lợi và hạn chế những bất lợi ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Đó là lý do tại sao khi mua những vật có giá trị lớn, sử dụng vĩnh viễn người ta thường cân nhắc kỹ trong việc chọn lựa màu sắc sao cho hợp với bản mệnh. Mục đích đích là để giúp bản thân gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn trong công việc, tình duyên và cuộc sống. Vậy người mệnh Thủy hợp màu gì, xung khắc màu gì?

Màu tương sinh đem lại may mắn

– Màu đen: sắc đen thể hiện cho sự mạnh mẽ, quyết liệt cũng giống như tính cách của người mệnh Thủy. Dựa vào đặc tính, quy luật âm dương ngũ hành, ta dễ dàng nhận thấy màu đen là màu hợp nhất với người mệnh thủy.

– Màu trắng: Kim sinh Thủy mà màu sắc đại diện cho Kim là màu trắng, bởi vậy người mệnh này rất hợp với những vận dụng, phụ kiện có màu trắng.

Màu tương khắc cản trở sự thành công

– Đỏ, cam, tím: Thủy và Hỏa là mối quan hệ tương khắc, bởi vậy mệnh Thủy sẽ không hợp với sắc màu đỏ, cam, tím của hỏa.

– Vàng, nâu đất, nâu nhạt: 3 màu này đại diện cho yếu tố Thổ, tuy nhiên Thổ lại tương khắc với Thủy. Bởi vậy, bạn cần tránh những sắc màu vàng, nâu bởi nó sẽ tiết chế sự may mắn, giàu sang của người mệnh Thủy.

– Màu xanh lá cây: Tuy Thủy sinh Mộc là mối quan hệ tương sinh nhưng Thủy đã mất đi rất nhiều năng lượng để hỗ trợ, thúc đẩy Mộc sinh trưởng phát triển. Bởi vậy, người mệnh Thủy không nên chọn màu xanh lá cây(màu đặc trưng của mệnh Mộc) nếu không sẽ bị tiêu hao năng lượng, cản trở con đường thành công của mình.

3. Tính cách của người mệnh Thủy

Dịu dàng, chân thành và đầy sâu sắc là nét tính cách được thể hiện rõ nhất ở những người mệnh này. Họ thường đặt ra cho mình nhiều mục tiêu trong cuộc sống và luôn cố gắng phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực. Mặc dù mang trong mình sức mạnh khủng khiếp của nước nhưng những người mệnh nàyvẫn có một sức hấp dẫn tuyệt vời.

Những người mệnh này có kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, giỏi thuyết phục người khác. Họ khá nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc, luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ người khác.

Hành Thủy chủ về đức trí, thủy là “nhuần hạ” trong đó “nhuần” nghĩa là thấm ướt còn “hạ” là xuống dưới. Bởi vậy đặc tính của những người mệnh thủy là thông minh, linh hoạt, sống giàu tình cảm, tâm hướng thiện.

Mệnh Thổ hợp màu gì? Phong thủy nội thất

MỆNH THỔ HỢP MÀU GÌ?

Âm dương, ngũ hành là hai khái niệm cơ bản trong thuyết triết học cổ đại của Trung Hoa. Mỗi người sinh ra sẽ có một “mạng” khác nhau, tùy theo năm sinh mà tương ứng với các mệnh Kim, mệnh Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Việc nắm bắt mình thuộc mạng gì để áp dụng nó vào cuộc sống là điều quan trọng không thể thiếu. Nếu biết cách vận dụng học thuyết này thì sự nghiệp, tình duyên, sức khỏe của bạn sẽ được hanh thông, thuận lợi hơn.

Mệnh Thổ hợp màu gì? Phong thủy nội thất

1. Người mệnh Thổ sinh vào những năm nào?

Người mệnh Thổ bao gồm các tuổi sau:

– Canh Tý sinh năm 1960

– Tân Sửu sinh năm 1961

– Mậu Thân sinh năm 1968

– Kỷ Dậu sinh năm 1969

– Bính Thìn sinh năm 1976

– Đinh Tỵ sinh năm 1977

– Canh Ngọ sinh năm 1990

– Tân Mùi sinh năm 1991

– Mậu Dần sinh năm 1998

– Kỷ Mão sinh năm 1999

2. Người MỆNH THỔ HỢP MÀU GÌ?

Khoa học phong thủy đã chứng minh, màu sắc thực sự rất quan trọng đối với bản mệnh của mỗi người. Bởi vậy trước khi chọn lựa những đồ vật có giá trị lớn hoặc đơn giản là những trang phục, phụ kiên gắn với mình hàng này, bạn cũng nên cân nhắc cẩn thận. Nếu chọn được màu sắc đúng với quy luật tương sinh tương khắc, hợp với bản mệnh thì bạn sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Mệnh Thổ hợp màu gì? Phong thủy nội thất

Màu tương sinh với người mệnh Thổ

– Màu vàng nhạt: Màu vàng tượng trưng cho nguồn năng lượng dồi dào, sức sống mãnh liệt và sự quyết tâm kiên trì. Sắc màu này giúp tinh thần ta thoải mái, thư giãn hơn và nhẹ nhàng hơn. Trong văn hóa của các nước phương Tây, màu vàng cũng thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng, biết ơn.

– Màu vàng nâu: Đây là màu đại diện cho mệnh Thổ, gắn liền với đất, mang lại cho ta cảm giác bình yên, an toàn. Mặc dù không nổi bật nhưng luôn khiến người khác chú ý bởi sự tinh tế, độc đáo, đó cũng giống như tính cách của những người mệnh Thổ.

– Màu đỏ, hồng, cam, tím: Hỏa sinh Thổ, bởi vậy những người mệnh Thổ hợp với màu đỏ, hồng, cam tím (màu tương ứng của mệnh Hỏa).

Màu tương khắc với người mệnh Thổ

-Xanh lục đậm, xanh da trời: Mộc khắc Thổ bởi vậy những người mệnh Thổ kỵ màu xanh lục, da trời (màu tương ứng với mệnh Mộc).

– Xanh lá cây: Mộc khắc Thổ, cây hút hết chất dinh dưỡng của đất để sinh trưởng, phát triển và khiến cho đất suy kiệt, nghèo nàn. Bởi vậy, những người mệnh Thổ không nên lựa chọn màu xanh lá cây (màu đại diện cho mệnh Mộc). Nếu không bạn sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, đường tài lộc bị cản trở, tình duyên, sức khỏe cũng suy yếu.

3. Quy luật âm dương, ngũ hành

Sự biến hóa không ngừng của 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong môi trường tự nhiên đã tạo nên nguyên lý ngũ hành. Nguyên lý này gồm hai phương diện là tương sinh, tương khắc. Đó có thể là sự giúp đỡ, ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau và cũng có thể là sự ức chế lẫn nhau.

Mối quan hệ tương sinh giữa các hành:

Tương sinh là sự tác động qua lại, giúp đỡ, hỗ trợ nhau để cùng sinh trưởng, phát triển hơn. Theo nguyên lý ngũ hành, giữa Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có quan hệ tiếp xúc, nương tựa lẫn nhau. Cụ thể:

– Mộc sinh Hỏa (cây cháy tạo ra lửa).

– Hỏa sinh Thổ (lửa khiến mọi thứ hóa thành tro bụi và chuyển hóa thành đất).

– Thổ sinh kim (Kim loại được hình thành từ trong lòng đất)

– Kim Sinh Thủy (kim loại khi bị nóng chảy tạo thành dung dịch lỏng)

– Thủy sinh Mộc (cây nhờ nước mà sinh trưởng, phát triển)

Mối quan hệ tương khắc giữa các hành:

Tương khắc là sự tác động qua lại, chống chọi nhau, hành này tiết chế sự sinh trưởng, phát triển của hành kia. Cụ thể:

– Thủy khắc Hỏa (nước dập được đám cháy của lửa)

– Hỏa khắc Kim (lửa khiến cho kim loại bị nóng chảy)

– Kim khắc Mộc (dao kéo được rèn bằng kim loại để chặt cây)

– Mộc khắc Thổ (cây hút chất dinh dưỡng của đất)

– Thổ khắc Thủy (đất cản trở dòng chảy của nước lũ)

Có thể nói rằng, hai hiện tượng này gắn liền, tác động qua lại với nhau. Tạo hóa không thể chỉ có tương sinh và cũng không thể chỉ có tương khắc. Bởi nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển quá độ sẽ gây tác hại ngược lại chỉ có khắc mà không có sinh thì mọi vật sẽ không thể nảy nở, sinh trưởng. Việc lựa chọn màu sắc cho người mệnh thổ cũng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của ngũ hành sinh khắc nói trên.

Mệnh Mộc hợp màu gì? Phong thủy nội thất

MỆNH MỘC HỢP MÀU GÌ?

Theo quan niệm phong thủy, màu sắc là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc điều hòa, hỗ trợ và cân bằng các yếu tố âm dương ngũ hành, cung mệnh của từng người. Bạn là người mệnh Mộc và đang tìm kiếm màu sắc hợp với bản mệnh của mình? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể về đặc tính, quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành của người mệnh Mộc.

Mệnh Mộc hợp màu gì? Phong thủy nội thất

1. Người mệnh Mộc sinh vào những năm nào?

Mệnh Mộc gồm các tuổi:

– Tuổi Mậu Tuất sinh năm 1958

– Tuổi Kỷ Hợi sinh năm 1959

– Tuổi Nhâm Tý sinh năm 1972

– Tuổi Quý Sửu sinh năm 1973

– Tuổi Canh Thân sinh năm 1980

– Tuổi Tân Dậu sinh năm 1981

– Tuổi Mậu Thìn sinh năm 1988

– Tuổi Kỷ Tỵ sinh năm 1989

– Tuổi Nhâm Ngọ sinh năm 2002

– Tuổi Quý Mùi sinh năm 2003

2. Người mệnh Mộc hợp với màu gì nhất?

Mệnh Mộc hợp màu gì? Phong thủy nội thất

Dựa theo quan hệ tương sinh tương khắc trong quy luật âm dương ngũ hành, bạn có thể lựa chọn màu sơn nhà, màu xe thậm trí là chọn trang phục và các vận dụng khác trong gia đình cho người mệnh Mộc theo các gợi ý dưới đây.

Màu sắc tương sinh với người mệnh Mộc

– Màu đen: Màu đen khiến người ta liên tưởng đến sự huyền bí, quyền lực và nghiêm trang. Người mệnh Mộc cực kì thích hợp với màu đen. Tuy nhiên đôi khi màu này cũng mang ý nghĩa tiêu cực giống như ma quỷ, sự đen tối.

– Màu xanh dương: Xanh dương là màu của trời và biển, rất hợp với những người mệnh Mộc. Màu sắc này đem đến cho ta cảm giác về một không gian bao la rộng lớn với những âm thanh yên bình, sống động. Xanh dương tượng trưng cho lòng trung thành, trí tuệ sắc sảo và sự tự tin, khôn ngoan của con người. Những nét này lại đúng với với tính cách của những người mệnh Mộc.

– Màu xanh dương nhạt: Sắc màu này khiến ta cảm thấy thư giãn, nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi nhìn vào. Màu xanh dương nhạt giống như thông điệp của tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia chân thành giữa con người với nhau. Đây cũng là một trong những màu hợp với người mệnh Mộc bởi nó sẽ giúp công việc của bạn phát triển, vững vàng hơn.

– Màu xanh lá cây: Màu xanh lá cây tương hợp với người mệnh Mộc bởi nó tượng trưng cho sức sống dồi dào, mãnh liệt, trong lành và phát triển. Sắc màu này không chỉ tạo cảm giác nhẹ dịu, tươi mới mà còn truyền đi thông điệp yêu thương, hòa bình cho rất cả mọi người.

Nếu chọn được những màu sắc hợp với người mệnh Mộc thì bạn sẽ có một sức khỏe tốt, ít khi bị bệnh tật, hơn nữa tiền bạc, tài lộc cũng được thịnh vượng, công danh, sự nghiệp ngày càng thăng tiến, phát triển. Quan trọng hơn là nó còn có tác dụng tránh được vận rủ ro, tà khí có thể xảy ra với chủ nhân. Bởi vậy, trước khi lựa chọn những vật dụng cần thiết, có giá trị lớn thì bạn cần phải lưu ý về màu sắc sao cho phù hợp với bản mệnh của mình nhé!

Màu sắc tương khắc với người mệnh Mộc

– Vàng sậm, nâu đất, trắng bạc, vàng nhạt : Đây là những màu kỵ nên tránh bởi nó sẽ mang đến những điều xui xẻo, không may cho người mệnh Mộc. Tuy nhiên nếu có lỡ sử dụng một vài đồ vật có sắc màu này thì cũng không hẳn là quá xấu nhưng nó sẽ tiết chế phần nào đó sự may mắn, thành công, giàu sang của người mệnh Mộc.

3. Quy luật âm dương – ngũ hành

Quy luật âm dương trong ngũ hành là hai mặt luôn luôn bổ trợ, tác động qua lại lẫn nhau và không bao giờ có thể tách rời. Quan hệ tương sinh, tương khắc này chính là tiền đề cơ sở cho sự hành thành, phát triển của 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Quan hệ tương sinh là hành này hỗ trợ, tác động giúp hành kia trưởng thành, phát triển

– Mộc sinh Hỏa: cây cháy sinh lửa, lửa lấy cây làm chất liệu đốt, khi cây cháy hết thì lửa sẽ tự tắt.

– Hỏa sinh Thổ: Mọi vận sẽ bị lửa đốt thành tro, thành đất

– Thổ sinh Kim: Kim loại sẽ được hình thành trong đất

– Kim sinh Thủy: Khi nung nóng, kim loại sẽ chuyển thể sang dạng lỏng

– Thủy sinh Mộc: Nước nuôi cây sinh trưởng, phát triển

Quan hệ tương khắc là hành này hạn chế, gây trở ngại cho hành kia:

– Thủy khắc Hỏa: Lửa đang cháy sẽ bị dập tắt bởi nước.

– Hỏa khắc Kim: Kim loại gặp lửa sẽ bị tan chảy.

– Kim khắc Mộc: Kim loại cắt được cây.

– Mộc khắc Thổ: Cây hút chất dinh dưỡng của đất để sinh trưởng, phát triển.

– Thổ khắc Thủy: Đất cản dòng chảy của nước.

Hai yếu tố tương sinh, tương khắc nếu kết hợp hài hòa sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như mang lại giá trị tinh thần lớn lao, sự may mắn, thuận lợi cho gia chủ.

4. Đặc tính và ý nghĩa của mệnh Mộc trong Ngũ hành

Ý nghĩa của hành Mộc: Là những sự vật có tính chất sinh trưởng, phát triển trong tự nhiên. Mộc có hình trụ dài, đối ứng với mùa xuân, khí ẩm, màu xanh và vị chua.

Đặc tính của hành Mộc: Mộc là “khúc trực”, trong đó “khúc” nghĩa là thẳng, đại diện cho ý chí quyết tâm vươn lên. Mộc có thể hấp thu khí của Thủy Thổ để sinh trưởng, phát triển hơn. Có thể nói rằng, Mộc chủ về đưc nhân, thẳng thắn, hài hòa và tinh tế.

Mệnh Kim hợp màu gì? Phong thủy nội thất

MỆNH KIM HỢP MÀU GÌ?

Theo quan niệm phong thủy, màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cân bằng, hỗ trợ và điều hòa các yếu tố âm dương ngũ hành. Chính vì vậy mà khi lựa chọn những món đồ cần thiết luôn mang theo bên mình hay những vận dụng có giá trị cho gia đình, bạn cần phải cân nhắc tới vấn đề màu sắc của chúng sao cho phù hợp với bản mệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn chọn lựa những màu sắc hợp với người mệnh Kim.

Mệnh Kim hợp màu gì? Phong thủy nội thất

1. Người mệnh Kim sinh năm nào?

Mệnh Kim bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

– Nhâm Dần sinh năm 1962

– Quý Mão sinh  năm 1963

– Canh Tuất sinh năm 1970

– Tân Hợi sinh năm 1971

– Giáp Tý sinh năm 1984

– Ất Sửu sinh năm 1985

– Nhâm Thân sinh năm 1992

– Quý Dậu sinh năm 1993

– Canh Thìn sinh năm 2000

– Tân Tỵ sinh năm 2001

2. Lợi ích của việc sử dụng màu sắc hợp với mệnh Kim

Mệnh Kim hợp màu gì? Phong thủy nội thất

Theo quan niệm phong thủy việc lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh rất quan trọng bởi nó mang đến cho người mệnh Kim nhiều may mắn, thuận lợi, làm việc gì cũng được như ý muốn, khi khó khăn sẽ gặp được quý nhân phù trợ. Không những vậy mà sức khỏe của bạn cũng tốt hơn, ít khi gặp phải đau ốm, bệnh tật.

Điều đặc biệt hơn là khi mang theo những vật phẩm có màu sắc hợp mệnh Kim bên người nó cũng sẽ mang đến nhiều vận may cho bạn trong chuyện tình duyên. Vì thế mà đôi lứa hòa hợp, yêu thương nhau lâu dài, ít phải chịu cảnh chia ly, từ biệt.

2. Người mệnh Kim tương khắc, tương sinh với màu gì?

Màu tương sinh với người mệnh Kim

– Màu vàng: Màu vàng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng và thành công. Khi nhìn màu vàng ta thường có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, tâm hồn cũng được thư thái, thoải mái hơn. Đối với người phương Tây, màu vàng được coi là màu chủ đạo, mang lại sự may mắn và hạnh phúc cho chủ sở hữu. Theo các nhà phong thủy, đây là màu phù hợp nhất với người mệnh Kim.

– Màu trắng: Có thể nói rằng, màu trắng là biểu tượng của sự tinh khiết, giản dị và trong sáng. Mọi sự khởi đầu đều bắt nguồn từ màu trắng và, nó giống như nền tảng cuộc sống giúp con người trở nên hoàn thiện hơn. Đây được coi là màu tương sinh với người mệnh Kim, đem lại cuộc sống giàu sang cho chủ sở hữu.

– Màu xám bạc: Trong phong thủy, màu xám bạc có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với những người mệnh Kim bởi nó rất tốt cho cung Tử Tức (con cháu) và Quý Nhân hoặc Quan Lộc. Tinh tế, sâu sắc, sáng tạo là ưu điểm nổi bật của những người mệnh Kim và màu xám bạc giúp họ phát huy tối đa những nét tính cách ấy.

Màu tương khắc với người mệnh Kim

– Màu đỏ, hồng: Đây là hai màu đại diện cho mệnh Hỏa vì thế nó tương khắc với những người mệnh Kim. Bởi vậy bạn cần thận trọng khi sử dụng những vật phẩm mang màu sắc này.

3. Trang sức phong thủy mang may mắn, thành công cho người mệnh Kim

Vòng đá phong thủy là trang sức rất quen thuộc với mọi người trong vài năm trở lại đây. Đi đến bất kì đâu, bạn cũng dễ dàng bắt gặp những chiếc vòng phong thủy dạt hạt tròn xâu chuỗi lại với nhau trên tay cả nữ giới lẫn nam giới. Theo như khoa học phong thủy chứng minh thì loại vòng này có khả năng đem lại may mắn cho chủ sở hữu, đó là lý do tại sao nó được nhiều người ưa chuộng đến vậy.

Trang sức phong thủy cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc chọn trang sức phù hợp với âm dương ngũ hành. Dưới đây là những lợi ích khi bạn mang theo những loại trang sức có màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình:

– Có tác dụng điều hòa các hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể con người, giúp hệ thần kinh ổn định hơn.

– Tăng cường sức đề kháng, giảm bệnh tật.

– Mang lại may mắn cho bản thân và mọi người xung quanh và hút tài lộc từ bên ngoài vào trong nhà bạn.

Vòng đá phong thủy “bùa may mắn” cho người mệnh Kim:

Tỳ hưu đeo cổ là một trong những loại trang sức vừa có tính thẩm mỹ, vừa đem lại may mắn, sức khỏe và tài lộc cho những người mệnh Kim. Tuy nhiên, để tỳ hưu phát huy được tối đa tác dụng của nó thì bạn cần phải chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình. Mệnh Kim hợp với tỳ hưu màu vàng, trắng, nâu đất.

Mệnh Hỏa hợp màu gì? Phong thủy nội thất

MỆNH HỎA HỢP MÀU GÌ?

Trong phong thủy, mệnh Hỏa là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, sự đam mê và ý chí quyết tâm phấn đấu. Để tăng thêm may mắn cho bản thân trong công danh, sự nghiệp và cuộc sống người mạng Hỏa cần biết lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình. Từ các vật có giá trị lớn, đồ đạc sử dụng vĩnh viễn đến các trang phục, phụ kiên hàng ngày, bạn nên tuân theo quy luật màu sắc trong ngũ hành.

Mệnh Hỏa hợp màu gì? Phong thủy nội thất

1. Người mệnh hỏa sinh năm nào?

Mệnh Hoả gồm các tuổi sau:

– Bính Thân sinh năm 1956

– Đinh Dậu sinh năm 1957

– Giáp Thìn sinh năm 1964

– Ất Tỵ sinh năm 1965

– Mậu Ngọ sinh năm 1978

– Kỷ Mùi sinh năm 1979

– Bính Dần sinh năm 1986

– Đinh Mão sinh năm 1987

– Giáp Tuất sinh năm 1994

– Ất Hợi sinh năm 1995

2. Mệnh Hỏa hợp màu gì?

Mệnh Hỏa hợp màu gì? Phong thủy nội thất

– Màu đỏ: Màu đỏ thuộc hành Hỏa bởi vậy nó được cho là sắc màu tương hợp với những người mệnh Hỏa. Đối với những người Á Đông, màu đỏ tượng trưng cho máu và lửa, là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực và tình yêu mãnh liệt. Cũng có một số dân tộc coi màu đỏ là màu của sự dũng cảm, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc. Ngoài ra, với các nhà lãnh đạo chính trị, sắc đỏ còn tượng trưng cho sự quyết tâm mạnh mẽ, ý chí cố gắng phấn đấu.

– Màu xanh lá cây: Mộc tương sinh với Hỏa, bởi vậy những người mệnh Mộc hợp màu xanh lá cây (màu của hành Mộc). Màu xanh là màu của thiên nhiên, cây cỏ, tượng trưng cho sức sống màu mỡ, tươi mới và phát triển. Nó đem đến cảm giác nhẹ dịu, thoải mái cho mọi người mỗi khi chiêm ngưỡng, đó cũng giống như một thông đẹp hòa bình, hữu nghị cho con người trên thế giới.

– Tím, cam: Đây cũng là hai màu tương ứng cho người hành Hỏa. Màu cam mang đến sức sống tươi vui, phấn khởi, đại diện cho sự nỗ lựa, sáng tạo không ngừng. Trên thực tế các nhà khoa học phong thủy đã chứng minh sử dụng các đồ vật có màu cam giúp người mệnh Hỏa tăng tư duy sáng tạo, giúp đạt hiệu quả cao hơn trong công việc. Còn màu tím thì tượng trưng cho lãng mạn, chung thủy và hòa cảm. Tuy nhiên người mệnh Mộc không nên chọn màu tím đậm bởi nó là màu buồn và tuyệt vọng.

3. Mệnh Hỏa kỵ màu gì?

– Màu đen, xám, xanh biển sẫm: Đây là những màu thuộc hành Thủy, do Thủy khắc Hỏa nên những màu sắc này kỵ với người mệnh Hỏa. Bởi vậy bạn không nên dùng vật phẩm, phụ kiện, quần áo có màu đen, xanh nước biển, tím xanh nếu không Thủy Hỏa giao đấu sẽ dẫn đến xung khắc, tiết chế sự may mắn, giàu sang của người hành Hỏa.

– Ngoài ra những người mệnh Hỏa cũng không nên lựa chọn các màu sắc như màu vàng, nâu đất. Bởi hai màu này tương ứng với hành Thổ mà Hỏa lại dễ bị suy yếu, mất năng lượng khi sinh ra Thổ.

Quy luật ngũ hành:

Quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành là hai yếu tố luôn luôn song hành, bổ trợ và không thể tác rời nhau. Theo quy luật ngũ hành tương sinh thì:

– Hỏa sinh Thổ.

– Thổ sinh Kim.

– Kim sinh Thủy.

– Thủy sinh Mộc.

– Mộc lại sinh Hỏa.

Ngoài ra, Hỏa kết hợp với Hỏa cũng là mối quan hệ tương sinh. Tuy nhiên sự tương hợp này không phải lúc nào cũng phát huy tối đa tác dụng, đôi khi tốt nhưng đôi khi lại không tốt.

Những màu sắc tương ứng với Ngũ hành là:

Mệnh Mộc tương ứng với màu xanh.

Mệnh Hỏa tương ứng với màu đỏ, cam, tím.

Mệnh Thổ tương ứng với màu vàng, nâu đất, nâu nhạt.

Mệnh Kim tương ứng với màu trắng, màu xám, màu ghi.

Mệnh Thủy tương ứng với màu đen, màu xanh nước biển.

4. Đặc tính và ý nghĩa của mệnh Hỏa trong Ngũ hành

– Ý nghĩa của mệnh Hỏa: Đại diện cho những vật có tính chất ấm nóng, bốc lên phát ra lửa. Mệnh Hỏa đối ứng với khí nóng của mùa Hạ, màu đỏ và vị đắng.

– Đặc tính của hành Hỏa: Hỏa chủ về đức lễ. Hỏa là “viêm thượng” trong đó “viêm” nghĩa là nhiệt còn “thượng” là bốc lên. Bởi vậy đặc tính của hỏa là bốc cháy, có khả năng sinh ra lửa, chế luyện kim loại…Những người sinh mênh Hỏa cũng sống giàu tình cảm nhưng cũng có nét tính cách khá nóng nảy, hấp tấp.

Liên hệ